Tin tức

Lợi ích của sinh viên khi học ngành Công nghệ thực phẩm đạt kiểm định AUN-QA (Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á)

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm tại Khoa Khoa học & CN Thực Phẩm, Trường Đại Học Lạc Hồng đã đạt chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA (Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á). Việc học ngành Công nghệ thực phẩm đạt kiểm định AUN-QA mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sinh viên. Kiểm định AUN-QA là một chuẩn mực chất lượng được công nhận trong khu vực ASEAN, giúp đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng giáo dục. Khi học ngành Công nghệ thực phẩm đạt kiểm định AUN-QA sinh viên sẽ có những lợi ích sau:

1. Chất lượng đào tạo được nâng cao và được công nhận tại các trường đại học Đông Nam Á

Sau khi đạt kiểm định AUN – QA chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về giảng dạy, nghiên cứu và phát triền toàn diện các kỹ năng cho sinh viên. Chương trình đạo tạo được thiết kế không chỉ cung cấp kiến thức cho sinh viên về mặt chuyên môn mà còn phát triển các kỹ năng mềm, khả năng tư duy phản biện, cách giải quyết vấn đề, giúp sinh viên chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng và thái độ cho công việc sau khi tốt nghiệp.

2. Giúp sinh viên có nhiều cơ hội thu hút các nhà tuyển dụng

Sau khi chất lượng đào tạo được công nhận trong nước và khu vực, các bạn sinh viên sẽ được các nhà tuyển dụng tin tưởng vào chất lượng và năng lực để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Việc chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đạt kiểm định AUN-QA giúp sinh viên nổi bật hơn trong mắt các nhà tuyển dụng, đặc biệt trong bối cảnh ngành Công nghệ thực phẩm có nhu cầu cao về nhân lực có trình độ chuyên môn.

3. Tạo cơ hội cho các sinh viên hợp tác, giao lưu với các trường đại học trong khu vực.

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm đạt kiểm định AUN – QA có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động hợp tác với các trường đại học trong khu vực ASEAN và thế giới trong các lĩnh vực như: Học chương trình liên kết, thực tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

4. Chương trình đào tạo luôn được cập nhật và đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao

Sinh viên sẽ được học bởi các giảng viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm thực tế. Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật kiến thức mới để phù hợp với xu thế và yêu cầu của ngành Công nghệ thực phẩm.

5. Khả năng phát triển nghề nghiệp lâu dài

Ngành Công nghệ Thực phẩm luôn thay đổi và phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như:  An toàn thực phẩm, Công nghệ chế biến, Công nghệ phát triển sản phẩm mới... Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đạt chuẩn AUN-QA sẽ giúp sinh viên có khả năng làm việc với các công nghệ mới và tiên tiến trong ngành thực phẩm.

Với nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng và thái độ, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phát triển sự nghiệp lâu dài và thăng tiến trong các lĩnh vực liên quan đến Công nghệ thực phẩm, Quản lý chất lượng và Nghiên cứu phát triển sản phẩm.

6. Tăng cường khả năng học hỏi và phát triển bản thân

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm đạt kiểm định AUN-QA không chỉ giúp sinh viên nâng cao kiến thức mà còn giúp họ phát triển các kỹ năng tự học và tự nghiên cứu, điều này cực kỳ quan trọng trong bối cảnh ngành Công nghệ thực phẩm không ngừng thay đổi và phát triển.

Sau khi học chương trình đạt kiểm định AUN-QA, Sinh viên sẽ có nhiều cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến các quy trình công nghệ, từ đó phát triển khả năng sáng tạo và tư duy đổi mới.

Việc học ngành Công nghệ Thực phẩm đạt kiểm định AUN-QA mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sinh viên, từ việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo cơ hội nghề nghiệp đến việc phát triển các kỹ năng và kiến thức, mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế nhằm giúp sinh viên đáp ứng các nhu cầu phát triển của xã hội.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TUYỂN SINH NĂM 2024

  1. Đại học chính quy: 

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

  1. Văn bằng 2 - Liên thông (buổi tối - online)

Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ thực phẩm;

+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;

+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.

Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:

+ Công nghệ môi trường;

+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;

+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.

KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÓ ƯU ĐIỂM

1. 100% Giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo phương pháp giảng dạy và đánh giá theo chuẩn quốc tế, với hơn 15 năm kinh nghiệm, hiện đang làm cố vấn chuyên môn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

2. 100% Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chuyên môn.

3. 100% Sinh viên tốt nghiệp ĐÚNG thời gian đào tạo và được hỗ trợ xin việc làm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Văn phòng Trưởng khoa:  Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương

       - Phòng I.405, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

       - Tel: (0251). 3953.442 / 3951795

       - Fax: 0251. 3952534

Văn phòng Phó trưởng Khoa:  ThS Lê Phú Đông

       - Phòng I.408, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.

  •        - Tel: (0251).3951.795 
  •        - Fax:  0251.3952.534

 

 

 

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Lợi ích của sinh viên khi học ngành Công nghệ thực phẩm đạt kiểm định AUN-QA (Mạng lưới đảm bảo chất


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        5,246,906       3/597