Tuyển sinh Đại học

Điểm danh những tác phẩm thường xuyên góp mặt trong các đề luyện thi đại học môn Văn

Chiếm tới 50% số điểm của đề thi, nghị luận văn học luôn được xem là phần trọng điểm trong quá trình củng cố kiến thức. Để việc ôn tập đảm bảo hiệu quả, hãy cùng chúng tôi điểm danh những tác phẩm thường xuyên được đưa vào các đề luyện thi đại học môn Văn. Đó sẽ là cơ sở giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

1. “Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm

“Đất nước” là tác phẩm thường được ra trong các đề thi Đại học
“Đất nước” là tác phẩm thường được ra trong các đề thi Đại học

“Đất nước” là tác phẩm xuất hiện phổ biến trong các đề luyện thi đại học môn văn. Đây cũng là tác phẩm được trích đoạn để ra đề trong đề thi tốt nghiệp Ngữ văn các năm 2008, 2013, đề thi Đại học năm 2005 và đề thi THPT quốc gia 2017. Trong đó, đoạn thơ tiêu biểu được trích từ “Đất nước” chính là: “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/ Đất nước là nơi ta hò hẹn…”. Câu hỏi xoay quanh “Đất nước” thường là yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, phân tích.

2. “Vợ nhặt” - Kim Lân

“Vợ nhặt” là tác phẩm rất nổi tiếng của nhà văn Kim Lân
“Vợ nhặt” là tác phẩm rất nổi tiếng của nhà văn Kim Lân

“Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm cực kỳ nổi tiếng và được yêu thích. Tác phẩm này từng xuất hiện trong đề thi THPT tốt nghiệp năm 2011, đề thi Đại học, Cao đẳng năm 2009, 2012 và đề THPT quốc gia 2016. Yêu cầu xoay quanh “Vợ nhặt” thường là phân tích truyện từ đó nói lên khát vọng sống của con người hoặc yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận về kết thúc truyện.

3. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trong các đề luyện thi đại học môn văn tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” học sinh thường được yêu cầu nêu cảm nhận về trích đoạn nào đó hoặc cảm nhận về vẻ đẹp sông Hương qua ngòi bút của tác giả. Đây là tác phẩm mới xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia năm 2019 và trước đó cũng đã từng xuất hiện trong đề thi Đại học năm 2009, 2010, 2012.

4. “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành

“Rừng xà nu” nhìn chung là tác phẩm xuất hiện khá ít trong đề luyện thi đại học môn văn những năm gần đây, tuy nhiên, trước năm 2012 thì tác phẩm này lại xuất hiện khá nhiều. Những câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường là phân tích nhân vật Tnú và phân tích hình tượng cây xà nu.

5. “Tây Tiến” - Quang Dũng

“Tây Tiến” là bài thơ kinh điển về những người lính trong chiến tranh
“Tây Tiến” là bài thơ kinh điển về những người lính trong chiến tranh

“Tây Tiến” là tác phẩm thường xuyên được sử dụng để ra đề trong các kỳ thi đại học. Yêu cầu liên quan đến bài thơ này thường là phân tích tác phẩm hoặc nêu cảm nhận về hình tượng người lính. Các năm mà “Tây Tiến” xuất hiện trong đề thi là 2005, 2006, 2008 và 2013.

6. “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm văn học thường xuất hiện trong đề thi
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm văn học thường xuất hiện trong đề thi

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được sử dụng thường xuyên trong các đề luyện thi đại học môn văn, tác phẩm này cũng đã xuất hiện tới 4 lần trong đề thi môn năm từ năm 2002 tới nay. Câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường về sức sống tâm hồn nhân vật, diễn biến tâm trạng hoặc hành động trong đêm tình của Mị.

7. “Việt Bắc” - Tố Hữu

Đoạn thơ trong “Việt Bắc” thường được sử dụng trong đề thi đại học là:” Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù/Mình về, có nhớ chiến khu…”. Các câu hỏi thường yêu cầu tập trung phân tích hoặc nêu cảm nhận.

8. “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân

Yêu cầu xoay quanh tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” thường là tập trung phân tích hình tượng từ đó làm nổi bật cách miêu tả của tác giả. Tính từ năm 2012 tới này tác phẩm này đã xuất hiện khoảng 4 lần trong các đề thi.

9.“Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu

“Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm thường xuyên được nhắc tới trong đề thi nhiều năm trở lại đây, gần nhất là năm 2015 và 2018. Câu hỏi xoay quanh tác phẩm này nhìn chung khá đa dạng, từ phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa với cảnh bạo lực gia đình, đến phân tích người đàn bà và chi tiết tấm ảnh cuối truyện.

10. “Chí Phèo” - Nam Cao

“Chí Phèo” của Nam Cao đã được ra đề trong nhiều năm liên tiếp
“Chí Phèo” của Nam Cao đã được ra đề trong nhiều năm liên tiếp

“Chí Phèo” là tác phẩm nổi bật của chương trình Phổ thông và cũng khá quen thuộc với các đề luyện thi đại học môn văn. Gần đây nhất, tác phẩm này đã xuất hiện trong đề thi các năm 2004, 2010, 2012

Hy vọng rằng, danh sách những tác phẩm thường xuyên góp mặt trong các đề luyện thi đại học môn Văn mà bài viết đã nêu ra sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị thật tốt trong kỳ thi THPT quốc gia 2020. Chúc bạn có tinh thần vững vàng và gặp nhiều may mắn để “vượt vũ môn” thành công!

Năm 2020, Đại học Lạc Hồng dự kiến tuyển sinh 22 ngành học, trong đó, có nhiều ngành mang lại các cơ hội việc làm hấp dẫn như: Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa… Để đăng ký xét tuyển vào Đại học Lạc Hồng, bạn vui lòng truy cập: https://lhu.fun/EAE495.

Phạm Trung Hiếu

các đề luyện thi đại học môn Văn


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        14,913,377       3/605